Cách chăm sóc lợn con sau cai sữa hiệu quả nhất

Lợn con sau khi cai sữa cần có được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể tăng trưởng tốt nhất. Dưới đây là các cách chăm sóc lợn con sau cai sữa hiệu quả nhất.

Xem thêm:

  • Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho heo nái mang thai
  • Tìm hiểu cách tập cho lợn con ăn sớm
  • Một vài kinh nghiệm nuôi heo thịt thành công trong chăn nuôi

1. Đặc điểm và kỹ thuật cai sữa lợn con

Chỉ nên cai sữa cho lợn con khi lợn con đã ăn quen thức ăn tập ăn.

Không nên cai sữa cho lợn con khi trong đàn đang có lợn con ốm.

Thời gian cai sữa của lơn con sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và lợn con.

Nên cai sữa cho lợn con trong khoảng 28 ngày tuổi đối với lợn lai; 21 ngày đối với lợn ngoại.

Trong thời gian từ 3 – 5 ngày trước khi cai sữa cho lợn con, nên tiến hành hạn chế lượng thức ăn, nước uống hàng ngày của lợn mẹ, đồng thời không cho lợn mẹ ăn rau xanh và củ quả để giảm dần khả năng tiết sữa.

Trước khi cai sữa lợn con từ 3 – 5 ngày, nên giảm tần số cho bú của lợn con. Tốt nhất nên cai sữa vào ban ngày.

Khi cai sữa cho lợn con, nên để lợn con lại chuồng một thời gian để hạn chế khả năng chúng không thích ứng kịp với những thay đổi đột ngột của môi trường và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện.

Nên xem:   Các giống lợn rừng Việt Nam, lợn rừng Thái Lan thuần chủng

Tách mẹ ra khỏi đàn

Giảm nhẹ mức ăn của lợn con trong 3 – 4 ngày cai sữa đầu tiên để tránh lợn con bị tiêu chảy. Không nên thay đổi loại thức ăn cho lợn con vào ngày cai sữa bên cạnh đó tiếp tục cho lợn con ăn thức ăn tập ăn chất lượng cao trong 20 – 30 ngày sau cai sữa để chúng dần thích nghi.

chăm sóc lợn con

Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn cho lợn nái trong vòng 3 – 5 ngày và chuẩn bị tiếp tục cho phối giống.

Lợn con dễ bị stress (căng thẳng) sau khi cai sữa vì thiếu lợn mẹ và khẩu phần ăn chuyển đổi từ sữa sang thức ăn khô.

Bộ máy tiêu hoá của lợn con lúc này vẫn chưa phát triển đầy đủ do đó lợn con rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá.

Khả năng điều hoà thân nhiệt của lợn con còn kém. Sức đề kháng của cơ thể vẫn chưa cao. Do đó bạn cần chăm sóc lợn con cẩn thận, cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để lợn con phát triển tốt.

Ngoài ra lợn con cũng cần được vận động nhiều để phát triển thể chất.

2. Chăm sóc lợn con sau cai sữa

2.1. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, đủ chất, có hàm lượng dinh dưỡng cao, không bị ôi thiu, mốc… nên dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa, có thể phối trộn các loại bột ngô, gạo lứt, bột đậu tương, bột cá nhạt, tấm xay, bột xương…

Nên xem:   Chế độ dinh dưỡng cho heo nái mang thai (Phần 1)

Sau khi cai sữa cho lợn con, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy thì nâng dần lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do.

Máng ăn, máng uống: Lợn con cần có máng uống riêng, đặt máng ở độ cao thích hợp, không để lợn con trèo vào đái, ỉa và uống phải nước bẩn mất vệ sinh và dễ sinh bệnh. Chiều dài máng ăn khoảng 20 cm/đầu lợn là hợp lý và nên chia ngăn để tất cả lợn con có thể được ăn cùng một lúc. Chiều cao máng khoảng 12 – 13 cm, chiều rộng đáy khoảng 20 – 22 cm.

chăm sóc lợn con

2.2. Điều kiện chuồng nuôi

Chuồng nuôi lợn con phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa đặc biệt vào mùa đông.

Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ của chuồng nuôi tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước lúc cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa dao động từ 25 – 27độ C. Thay đổi đột ngột nhiệt độ chuồng nuôi sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn rất dễ bị viêm phổi.

Bí quyết quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi có thích hợp hay chưa?

– Lợn đủ ấm: Con nọ nằm cạnh con kia.

– Lợn bị lạnh: Lợn sẽ nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

Nên xem:   Cách nuôi heo nhanh lớn

– Lợn bị nóng: Nằm tản mạn mỗi nơi 1 con, tăng nhịp thở.

2.3. Vệ sinh phòng bệnh

Lợn con sau cai sữa thường xuyên gặp 2 bệnh chính là viêm phổi và bệnh tiêu chảy. Thực hiện tốt các cách chăm sóc lợn con như đã lưu ý ở trên và cần phòng tránh, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời khi lớn bị bệnh.

Đảm bảo thức ăn, nước uống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý.

Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên.

Không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt.

Tiêm phòng đầy đủ cho lợn con.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận