Con dông, kỳ nhông cát và sự thật ghê rợn ít ai biết

Con dông hay con nhông là đặc sản của Ninh Thuận và giờ đây, nghề nuôi dông đang giúp cư dân vùng này trở thành triệu phú.

Thịt con dông (kỳ nhông) ngày càng được ưa chuộng nên nghề săn dông càng phát triển, trở thành nguồn thu nhập nuôi sống cả gia đình. Tuy nhiên, điều ấy cũng đồng nghĩa với việc dông trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Ngày 27.8.2007, tại Bình Thuận, đã diễn ra Hội thảo về mô hình nuôi dông. Ðây là một mô hình kinh doanh mới, bài bản, an toàn, góp phần bảo vệ, phát triển loài dông.

Thuần hóa con dông

Như một “nhà thiết kế” tài ba dưới lòng đất, con dông đào hang để sống. Hang dông khá đa dạng. Ngoài các hang đơn chỉ có 2 cửa thông lên mặt đất, còn có các hang đôi, hang ba, ăn thông với nhau rất phức tạp. Khi đào dông phải đi theo nhóm, ít nhất 2 người. Vì hang dông sâu từ 3-5 m, nếu người săn dông quá say mê, len lỏi theo dông sẽ quên rằng nhiều mét khối cát trên đầu có thể đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Không ít chuyện sinh nghề tử nghiệp đã xảy ra. Lợi nhuận từ việc săn dông cũng vì thế mà đi đôi với hiểm nguy. Việc thuần hóa dông, mang về nuôi, đã khắc phục được điều này.

Dông thuộc họ kỳ nhông. Thịt dông trắng, dai như thịt gà, bổ, ngon. Hiện nay, các nhà hàng, khách sạn ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Cần Thơ, TP.HCM… đều có nhiều món ăn đặc sắc chế biến từ dông. Theo dân sành ăn, ngon nhất trong con dông là mật và trứng. Mật dông có vị nhẫn, trứng dông béo, bùi mà không ngậy, được xem là một trong những món sơn hào hải vị.

Nên xem:   Trồng và chăm sóc Lan Cattleya
Con dông đặc sản nổi tiếng ngon

Con dông hay kỳ nhông cát là đặc sản nổi tiếng thơm ngon.

Không riêng gì Ninh Thuận, ở Bình Thuận, hầu hết các hộ sống xung quanh cồn cát đều nuôi dông, đặc biệt là khu Lê Hồng Phong (thành phố Phan Thiết) và các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc… Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tại đây, hiện có đến 32 hộ nuôi dông với quy mô từ vài ngàn đến vài chục ngàn con. Mỗi hộ, trung bình xuất chuồng trên dưới 10 kg/ngày, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.

Trở thành triệu phú với dông

Do dông sống trong hang nên muốn nuôi dông, nhà đầu tư phải xây hang. Việc xây dựng này chỉ tốn khoảng 5 triệu đồng cho mô hình 50 m2. Ðể dông không thể đào hang chui đi, người nuôi phải đổ một lớp xi măng dày khoảng 3 cm. Sau đó, lấp lên một lớp cát dày từ 40-50 cm. Tiếp theo là dùng gạch xây vòng kiểu tường thành cao từ 1,2-1,5 m. Cuối cùng, gắn tôn dọc theo thành chuồng để dông không thể leo ra ngoài. Kỹ hơn, người nuôi dông có thể phủ thêm một tấm lưới nylon kín trên mặt chuồng. Chuồng dông có thể rộng từ vài chục đến vài trăm mét vuông. Hang dông sâu khoảng 25 cm, mỗi hang nuôi được 15 con, trung bình 4 hang/m2. Ðể dông thích nghi nhanh, mỗi buổi sáng phải xịt nước vào chuồng làm mưa, tạo độ ẩm và tập cho dông lên ăn khi trời mưa. Nhưng cần lưu ý không để chuồng bị ngập úng.

Nên xem:   Giống bò lai Sind và cách nuôi

Dông gần giống tắc kè, da hồng đỏ, trên lưng có lớp gai, chạy dọc theo xương sống.

Con dông ăn gì?

 Con dông ăn lá cây, rau muống, rau lang, bí đỏ, bắp cải… Món khoái khẩu của dông là chồi non xương rồng và cỏ dại.

Nếu dựng thành hang nuôi dông bằng tôn thì phải bắt ốc-vít để không có kẽ hở, tránh tình trạng dông chui ra ngoài.

Giá dông: 100.000 – 200.000 đồng/kg

Vốn nuôi dông

Làm chuồng trại: dưới 5 triệu đồng/50 m2

Con giống: 12-15 triệu đồng/50 m2.

Lợi nhuận: trên 200 triệu đồng/50 m2/năm.

Nguồn giống dông có thể mua của thợ săn bắt dông tự nhiên. Dông có 4 loại: dông lửa, dông rằn xám trắng, dông bột (gốc Vĩnh Hảo, Liên Hương – Bình Thuận), dông đen (hay dông Thủy Triều – Cam Ranh), trung bình giá mỗi con dông giống khoảng 3.000 đồng. Người nuôi dông có thể bắt đầu với khoảng 4.000-5.000 con (khoảng 12-15 triệu đồng tiền vốn) vì dông dễ nuôi, tỉ lệ sống đến 99%. Dông rất dễ thích nghi và không cần chăm sóc. Chỉ cần trồng thêm ít cây tạo bóng mát trong khu vực nuôi dông là nhà đầu tư có thể yên tâm vì dông không nỡ… bỏ đi. Kẻ phá hoại duy nhất là rắn, vì thế phải luôn để ý, tìm bắt ngay mỗi khi thấy dấu vết rắn xuất hiện. Thông thường, dông chỉ lên kiếm ăn một lần mỗi ngày vào khoảng 9-10 giờ sáng. Thức ăn chủ yếu của dông là các loại rau, quả như cà chua, dưa hồng, rau muống, rau lang, rau muống biển, cỏ cúc tươi… Nhưng món khoái khẩu của dông là chồi non xương rồng và cỏ dại. Chỉ cần 3.000-5.000 đồng rau quả là đủ cho 1.000 con dông ăn mỗi ngày.

Nên xem:   Đặc điểm các loài bọ cánh cứng hay gặp và cách diệt trừ
Dông lớn nhanh, từ khi trứng nở đến lúc trưởng thành khoảng 6-8 tháng là có thể phối giống. Một năm dông đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 6-8 trứng. Sau lần đẻ thứ nhất, 1-2 tháng sau dông có thể sinh sản lứa thứ 2 nếu cho ăn đầy đủ. Với giá bình quân 150.000 đồng/kg, ước tính sẽ mang lại lợi nhuận cho người nuôi khoảng 1,2 triệu đồng/hang/năm. Với quy mô trung bình khoảng 50 m2, sau khi trừ chi phí, nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận trên 200 triệu đồng/năm.

Nguyên Khoa (NCĐT)/ Doanh Nhân Đất Việt.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận