Cách trồng Củ Dền dễ như trở bàn tay

Củ dền không là một loại thực phẩm tươi ngon mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Củ dền còn được biết đến với nhiều công dụng như chữa thiếu máu, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ,.. Nhưng cách trồng củ dền thì không phải ai cũng biết.

Vì vậy, hôm nay Niên Giám Nông Nghiệp sẽ hướng dẫn bạn cách trồng củ dền cho củ to chắc và nhẵn bóng nhé.

Tổng quan về củ dền

Củ dền có tên khoa học Beta vulgaris thuộc họ củ cải nói chung. Chúng được mô tả lần đầu tiên vào năm 1753. Chúng được cho là có nguồn gốc từ phía Nam, Bắc và Đông Nam châu Âu.

Hiện nay, củ dền phân bố khắp thế giới từ Châu Phi tới Châu Á. Ở Việt Nam, củ dền được trồng nhiều ở Đà Lạt và bán khá phổ biến tại các siêu thị lớn như Big C,… Giá của củ dền hiện nay dao động vào khoảng 40 tới 50k cho mỗi kg.

Cách trồng củ dền

Củ dền là cây thân thảo sống hằng năm. Chúng cao trung bình từ 40 tới 50 cm nhưng cũng có khi cao tới gần 80cm. Lá củ dền có cuống dài, hình phiến trứng. Lá thông thường có màu xanh lục đậm với các gân lá, cuống lá màu đỏ tím.

Rễ phình to lên tạo thành củ tương đối tròn thường có màu đỏ sẫm. Củ dền cũng có hoa màu lục nhạt. Nhưng thông thường bạn sẽ khó nhìn thấy hoa của chúng vì chúng cần nhiều thời gian để ra hoa.

Hoa tàn thì sẽ để lại các quả và hạt. Quả được bao bọc bởi lớp vỏ sần sùi và phần gốc bao hoa cứng. Hạt nằm ngang hình hạt đậu đường kính từ 2-3 mm. Vỏ hạt có màu nâu đỏ và khá bóng.

Củ dền và củ cải đỏ tương đối giống nhau. Rất nhiều người nhầm lẫn hai loại củ này nhưng thực tế chúng là hai loại hoàn toàn khác biệt. Củ dền bên trong khi thái ra sẽ có những vòng tròn đậm nhạt khác nhau và đồng tâm.

Điều kiện trồng củ dền

Ánh sáng

Củ dền là loài ưa sáng. Do đó bạn nên trồng củ dền tại những nơi có ánh sáng trực như sân vườn, ruộng. Nếu bạn muốn trồng củ dền tại nhà, hãy để chúng tại ban công, trước sân nơi có ánh sáng ban ngày cần thiết cho củ dền phát triển.

Mặc dù củ dền có thể sống được trong bóng râm nhẹ. Nhưng bóng râm quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển của củ dền. Tránh trồng chúng ở những khu vực không có ánh nắng trực tiếp.

Nên xem:   Phòng trừ bệnh trĩ hại bí đao

Nhiệt độ

Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của củ dền nhìn chung sẽ mát mẻ hơn so với các loại cây rau củ nói chung. Nhìn chung nhiệt độ mát mẻ nằm trong khoảng từ 18 tới 23 oC. Chính vì lẽ đó mà nguồn cung cấp củ dền chủ yếu trong nước ta chủ yếu là khu vực Đà Lạt.

Nhiệt độ cao có xu hướng ảnh hưởng tới chất lượng của củ dền. Thời tiết nóng sẽ khiến các rễ phát triển dài ra, kém tạo củ, màu của củ dền cũng sẽ nhạt hơn. Củ dền phát triển trong thời tiết nóng dễ bị già, củ không còn non và ngọt. Các vòng tròn đậm nhạt bên trong củ dền có thể bị biến mất.
Do đó nếu bạn ở miền Nam nơi có khí hậu nóng quanh năm thì việc trồng củ dền sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ở miền Bắc nên trồng củ dền vào mùa thu hoặc mùa xuân sẽ thuận lợi nhất cho củ dền phát triển.

Chuẩn bị trồng củ dền

Đất trồng củ dền

Củ dền không có yêu cầu cao về đất trồng. Các loại đất thịt, đất cát pha giàu dinh dưỡng sẽ thích hợp cho trồng củ dền. Bạn có thể mua sẵn đất tại các cửa hàng vật tư cây trồng và trộn thêm các loại phân để tăng độ phì nhiêu cho đất.

Đất trồng củ dền

Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng đất tại sân vườn quanh nhà. Nên loại bỏ hết các viên đá ra khỏi đất trồng củ dền. Bởi vì đá có thể ảnh hưởng tới khả năng tạo củ của cây, khiến củ dền có thể bị biến dạng.

Đất trồng lấy tại nhà nên được trộn thêm với trấu, trùn quế, phân hữu cơ,… Điều này giúp tăng độ dinh dưỡng cho đất. Đồng thời các loại đất nên được phơi ải dưới nắng để loại bỏ mầm bệnh trong đất cũng như phòng trừ bệnh cho củ dền.

Dụng cụ trồng

Dụng cụ trồng củ dền khá đơn giản. Bạn có thể tận dụng xô, chậu, thùng xốp,… Bất cứ vật nào có thể chứa đất vừa đủ để trồng củ dền. Các vật liệu này cần có yêu cầu là thoát nước tốt. Bạn tốt nhất nên tạo các lỗ thoát nước tại đáy và các thành bên để tránh úng nước cho củ dền.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm cuốc, xẻng mini,.. hoặc các dụng cụ có thể đào đất gieo hạt cũng như vun bón cho củ dền trong giai đoạn phát triển sau này.

Hạt giống

Hiện nay, hạt giống củ dền được bán khá phổ biến với giá cả phải chăng. Bạn có thể tìm thấy các gói hạt giống này tại các siêu thị, cửa hàng hạt giống cây trồng. Chúng được đóng gói khá nhỏ trọng lượng khoảng 1 gram hoặc 2 gram.

Hạt giống củ dền

Giá của hạt giống thì vào khoảng 10k cho gói trọng lượng 1 gram và 20k cho gói trọng lượng 2 gram. Cũng có vài loại hạt giống củ dền khác nhau. Bạn nên chọn các loại cao sản cho năng suất cao và khả năng thích nghi tốt.

Nên xem:   Nho ninh thuận - Cây giống, cách trồng và chăm sóc cho quả vừa to vừa giòn.

Cách trồng củ dền

Sau khi chuẩn bị các vật dụng cần thiết thì tiến hành trồng củ dền. Cách trồng củ dền khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện vài bước sau là bạn đã có ngay những củ dền tươi ngon chuẩn tự tay nhà trồng.

Gieo hạt

Mặc dù củ dền thích khí hậu mát mẻ nhưng chúng lại không chịu được lạnh. Do đó ở miền Bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh nên trồng củ dền vào đầu xuân khi khí hậu đã trở nên ấm áp hơn mùa đông. Đồng thời nhiệt độ cũng không quá nóng.

Hạt củ dền có thể tiến hành gieo trực tiếp hoặc ủ cho nứt nanh, ươm vào bầu rồi mới trồng ra đất. Nếu gieo trực tiếp hãy làm ẩm đất trước. Tiến hành tạo các lỗ nhỏ sâu khoảng 2 cm. Gieo mỗi hốc khoảng 3 tới 4 hạt cách nhau khoảng 20-25 cm.

Khi những chiếc lá đầu tiên xuất hiện, bạn hãy tiến hành tỉa cho cây củ dền. Mỗi gốc chỉ nên để một cây phát triển. Tỉa bớt các cây còi cọc, có dấu hiệu phát triển yếu kém hơn so với những cây khác.

Ngoài ra bạn có thể ủ nứt nanh hạt trước khi đem gieo. Việc này sẽ kích thích hạt nảy mầm nhiều và đạt tỉ lệ thành công cao hơn. Bạn có thể ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40 oC vài tiếng sau đó ủ vào chiếc khăn ẩm và để qua đêm.

Ngâm hạt củ dền

Ngày hôm sau bạn có thể đem gieo các hạt này rồi. Nếu bạn gieo trực tiếp có thể tiến hành như bên trên. Bạn có thể ươm chúng vào các bầu hoặc vỉ ươm. Khi cây cao khoảng 2 cm bạn có thể tiến hành trồng chúng ra đất trồng.

Cách chăm sóc củ dền khi vừa mới gieo

Sau khi gieo củ dền chúng cần được giữ ẩm thường xuyên. Hãy tưới thường xuyên cho chúng vào mỗi buổi sáng hoặc tối. Tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra xem chậu trồng có thoát nước tốt không. Tình trạng quá nhiều nước có thể khiến hạt bị thối hỏng, không nảy mầm được.

Lúc mới gieo cũng không nên để chậu quá nhiều ánh sáng trực tiếp. Nên để chúng trong bóng râm hoặc ánh nắng gián tiếp nhiều hơn. Từ từ chuyển chúng ra ngoài ánh sáng trực tiếp khi chúng bắt đầu mọc mầm.

Chăm sóc củ dền giai đoạn phát triển

Tưới nước

Cây con

Tưới nước là một trong những công việc quan trọng để củ dền cho năng suất cao. Nên tưới vào gốc cây vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối. Tần suất tưới có thể giảm xuống vào những ngày độ ẩm khoogn khí cao hoặc mưa nhiều.

Đồng thời bạn có thể tưới hai lần mỗi ngày vào những ngày nắng nhiều. Tránh tưới vào giữa trưa, vì tưới giai đoạn này có thể gây táp lá, ảnh hưởng tới sự phát triển cây.

Nên xem:   Cách trồng củ cải trắng chuẩn organic tại nhà

Tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra tình trạng thoát nước của chậu cũng như tốc độ phát triển của cây. Khi củ dền có xu hướng phát triển sinh trưởng lá quá nhiều mà không phát triển củ thì giảm tưới nước cũng là một động thái kích thích chúng phát triển củ.

Bón phân

Bón phân là một trong những việc trồng cần thiết như trồng tất cả các loại rau màu như củ cải, cà rốt, bầu, củ đậu… Củ dền nên được bổ sung kali hòa tan sau khi cây nảy mầm khoảng 10 tới 15 ngày để kích thích sự phát triển củ.

Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm phân hữu cơ để tăng độ dinh dưỡng tạo độ xốp cho đất trồng. Ngoài ra các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng nên định kì bón thêm phân NPK sau 20 ngày tới 30 ngày.

Một mẹo nhỏ giúp bạn tiết kiệm thời gian là bạn nên kết hợp bón phân cùng với làm cỏ xung quanh cho củ dền.

Sau bao lâu thì có thể thu hoạch củ dền?

Củ dền phát triển tương đối nhanh chóng. Sau khoảng 1 tháng tới hai tháng là bạn có thể tiến hành thu hoạch chúng. Không nên để lâu hơn sẽ khiến củ dền bị già hóa, nhiều xơ cũng như giảm nồng độ chất dinh dưỡng. Khi thu hoạch, bạn có thể dùng tay cầm sát gốc và nhổ cả củ và rễ của chúng lên.

Thu hoạch

Sử dụng củ dền như thế nào?

Trong củ dền chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Củ dền chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, protein,… và nhiều khoáng chất như canxi, magie, phospho, kali,..

Lá củ dền có thể ăn được. Chúng có thể được luộc hoặc xào như một món rau khi còn non. Tuy nhiên người ta thường chủ yếu sử dụng củ dền trong các món ăn hơn. Các món ăn có chứa củ dền phải kể đến như canh củ dền với xương, canh củ dền với thịt bằm, salad, …

Ngoài ra củ dền còn có thể ép nước uống. Chúng khá dễ uống và tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh như cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Đồng thời, do có màu đỏ khá đẹp mắt mà củ dền còn được tận dụng làm một chất màu tự nhiên trong nhiều món ăn.

Theo y học cổ truyền, củ dền còn được sủ dụng như một loại thuốc điều trị sốt và táo bón. Sử dụng củ dền kết hợp với tỏi sẽ có tác dụng rất tốt trên đường tiêu hóa của bạn.

Cách trồng củ dền không hề khó. Hy vọng những chia này của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp bạn trả lời hoàn chỉnh câu hỏi cách trồng củ dền như thế nào. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận